Khi thiết kế bếp mới và lựa chọn các giải pháp cho nội thất bếp như tủ bếp, kệ bếp tốt nhất cho ngôi nhà của bạn. Đối với nội thất bếp điều đầu tiên là lựa chọn cách bài trí bếp để làm cho căn bếp trở nên tiện ích, đa dụng là bạn có thể hiểu rõ về nó cũng như bố cục của nó để có lựa chọn bài trí phù hợp như cách sắp xếp quầy, thiết bị và các khu vực lưu trữ. Vẽ thiết kế bếp phải bố trí này tạo ra được khu vực tam giác làm việc. Đây là khu vực được xác định từ vị trí tủ lạnh đến chậu rữa và bếp nấu.
 
Có năm kiểu bài trí bếp cơ bản: G, L, U, Bếp đơn, Bếp hành lang. Với đặc điểm của từng kiểu bếp để bạn tạo ra một căn bếp rộng hơn, hiệu quả hơn. Mỗi nhà bếp được làm nổi bật bằng cách sắp xếp hợp lý các khoang bếp và các điểm nhấn.
 
Xem lại năm kiểu bài  trí bếp để xác định sơ đồ bố trí nào thích hợp với căn bếp hiện tại của bạn. Tạo ra tam giác làm việc hiệu quả trong khu vực bếp – bạn có thể tìm thấy một sơ đồ bố trí bếp phù hợp cho riêng bạn. Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn không thay đổi cấu trúc bếp đáng kể, bạn vẫn có thể làm nổi bật khu vực bố trí với một tủ bếp phù hợp.
 
Dù bạn quyết định như thế nào. Chúng tôi khuyên bạn nên làm việc với chuyên gia thiết kế bếp để chọn được căn bếp thích hợp, đáp ứng yêu cầu của bạn.



Bếp hình L
Trong sơ đồ bố trí bếp hình L, một góc tam giác làm việc tự nhiên được tạo ra  từ bàn đảo và các khu vực làm việc nối với hai vách bếp liền kề. Lợi ích của sơ đồ bố trí bếp này là nó không chỉ mang lại cho người sử dụng một khu vực làm việc hiệu quả mà kiểu bếp L là kiểu bếp phù hợp nhất với những không gian mở, liên thông với phòng khách, giúp người nấu dễ dàng trò chuyện với khách.











Bếp hình U
 
Bếp hình U là cách bố trí linh hoạt nhất cho tất cả mọi kích cỡ của bếp bởi vì cách bố trí này cung cấp các bề mặt bếp và tủ lưu trữ rộng rãi bao quanh khu vực người nấu ở cả 3 hướng. Với những bếp lớn hơn, cách bố trí này đủ rộng để chia thành nhiều khu vực để  người nấu dễ dàng chuẩn bị bữa ăn cùng nhau mà không vướng lối nhau. Để tăng tối đa nơi lưu trữ và giữ cho bề mặt quầy bếp thông thoáng, đặt lò vi ba vào tủ bếp dưới và cất những vật dụng bếp vào tủ.



Bếp hình G
 
Bếp hình G là phiên bản của cách bố trí bếp hình U, Sự khác biệt là nó tạo thêm một không gian làm việc mà không chiếm nhiều diện tích sàn trong bếp với cùng một khối lượng không gian quầy và các lựa chọn lưu trữ xung quanh người nấu ở cả ba hướng. Tuy nhiên, sơ đồ bố trí bếp hình G bao gồm một bán đảo và 4 vách tủ bếp. Tùy theo kích thước bếp, những bếp hình G có vẻ bị tù túng. Để tạo cảm giác nhà bếp rộng rãi hơn, mở tất cả các vách trong một căn phòng gần đó và tạo một ô cửa giữa bếp với phòng ăn hay là quầy ăn nhẹ dành cho gia đình.



Bếp đơn
Sơ đồ bố trí bếp một vách thẳng thì l‎í tưởng cho những ngôi nhà có kích thước nhỏ hơn. Tam giác làm việc theo bố trí của bếp này ít giống như một hình tam giác và nhiều không gian làm việc hơn với cả ba khu bếp nối dài một vách tường. Tăng thêm chỗ lưu trữ và làm tăng tối đa không gian bếp bằng cách sắp xếp tủ bếp như tủ treo kéo ra bên trên tủ lưu trữ chính. Để có thêm nhiều lí tưởng trong việc bố trí bếp, hãy xem qua các giải pháp lưu trữ. 





Bếp hành lang
Kiểu thiết kế bếp hành lang thường áp dụng cho những căn bếp nhỏ và chỉ dành đủ chỗ cho một người đứng bếp, các thiết bị được đặt dọc theo hai bên tạo nên một tam giác làm việc mở. Tương tự với cách bố trí bếp đơn, các không gian lưu trữ được mở rộng một cách tối đa nhờ tận dụng chiều cao của các bức tường bếp. Để tạo không gian lưu trữ, thêm ánh sáng đèn bên dưới hộc tủ. Để tạo ánh sáng phòng có thể chèn kính hoặc tạo một cánh cửa nhà bếp, nhưng lưu ý cánh cửa phải thấp hơn tủ bếp